Nhận lời mời từ Hội Nhiếp ảnh Quốc gia Myanmar, nghệ sĩ nhiếp ảnh Dương Quốc Định cùng ekip đã đến thành phố Yangon – Myanmar để tổ chức workshop về Nhiếp ảnh nghệ thuật. Đến nay là lần thứ tư, nghệ sĩ Dương Quốc Định được mời đến quốc gia này tổ chức workshop.
Ngày thứ nhất: Chủ nhật, ngày 17 tháng 3 năm 2019
Chúng tôi, đến sân bay quốc tế Yangon lúc 12h20 (Việt Nam và Myanmar lệch nhau 30p). Đón chúng tôi là Hội trưởng Hội Nhiếp ảnh Quốc gia Myanmar.
Từ sân bay về khách sạn, trên đường vào thành phố, chúng tôi tuyệt nhiên không thấy bóng dáng của xe máy. Trao đổi với đoàn, tại thành phố Yangon có lệnh cấm xe máy trong nội thành, nếu lưu thông xe máy trong thành phố sẽ bị phạt và nghiêm trọng hơn có thể bị ngồi tù.
Trên đường, xe hơi và các phương tiện vận chuyển khác rất nhiều. Từ chiếc xe đạp họ đã thiết kế lại thành xe đạp ôm ba bánh để chở người hoặc hàng hóa; trên những chiếc xe tải, chúng ta thấy hành khách ngồi, đứng trên đó thoải mái; xe lam hoạt động đưa rước khách cũng rất nhiều. Xe cộ đông đúc, nội ô đường xá không “hoành tráng”, trong thành phố rất ít những tòa nhà cao ốc sang trọng như ở thành phố Hồ Chí Minh nhưng có vẻ các tài xế chấp hành rất tốt về luật an toàn giao thông. Các hãng xe rất phong phú và niên đại xuất xứ cũng đa dạng không kém.
Vào thành phố, ấn tượng đó là một thành phố “cũ”. Cũ đúng nghĩa. Những tòa nhà chung cư, những cơ quan hành chính, những địa điểm du lịch khoát lên mình một gam màu cũ qua nhiều năm không sơn sửa làm mới, và có vẻ người dân Yangon không có làm công việc đó. Tại Yangon có nhiều khu dân cư theo quốc gia như Ấn Độ, Hoa, Myanmar… Mỗi khu có đặc điểm theo quốc gia rất riêng như văn hóa, kiến trúc, ẩm thực…
Nét cũ kỹ nhuốm màu thời gian của những khu chung cư trong lòng thành phố
Trong thành phố Yangon có rất nhiều quạ và bồ câu. Chính điều này càng là cho Yangon rất huyền bí khi nghe tiếng quạ kêu hàng ngày. Trên đường, người dân hay treo những bó lúa nhỏ ở trên cây để làm thức ăn cho quạ và bồ câu. (Ở mình mà thấy con quạ nào lởn vởn trước nhà là hốt xác nó rồi)!...
Chiều lúc 4h30, phía Myanmar qua làm việc với đoàn về nội dung công việc của những ngày sắp tới. Phía Myanmar đưa chúng tôi đi mua sim điện thoại và đổi tiền. Tôi có được 60 USD đổi được hơn 80.000 kyat.
Đoàn đi đổi tiền và mua sim điện thoại
Tranh thủ làm quen với các em nhỏ chơi bắn bi bên đường.
Các em rất tự nhiên và vui vẻ
Món ăn lấy từ nội tạng của heo, một món ăn mang hương vị của
miền Bắc TQ (Gọi là Mã la thang)
Người phụ nữ bán nước mía này rất vui vẻ. Tôi mua một lý nước mía mang đi, sau khi ép nước tôi tưởng bỏ vào ly nhựa như ở mình, thế nhưng Chị bỏ thẳng vào trong bịch nilông và túm lại. Phần thoa trên mặt là một loại dược phẩm truyền thống của Myanmar dùng để dưỡng da và tránh nắng, tất cả mọi lứa tuổi đều dùng được.
Sau đó đưa chúng tôi đi thăm Chùa Shewdagon, hay còn gọi là chùa Vàng nằm tại đỉnh đồi Singuttara trung tâm thành phố Yangon (tại Myanmar có rất nhiều chùa Vàng).
Chùa Shewdagon được xem như là một ngôi chùa linh thiêng nhất Myanmar với bề dày lịch sử gần 2.500 năm. Chùa có rất nhiều tháp lớn nhỏ, đặc biệt kiến trúc chùa (chánh điện) ở đây được xây dựng theo kiến trúc tháp tròn to từ dưới trên thành hình chóp. Điều đặc biệt hơn ở ngôi chùa này là tất cả các tháp được dát bằng VÀNG, ước tính có khoảng 70 tấn vàng và gần 3.000 carat kim cương!
Lối vào chính của Chùa
Hành lang bên hông Chùa
Lối lên bằng thang máy
Người dân địa phương vào ba cổng Đông – Tây – Bắc. Du khách nước ngoài sẽ đi vào cổng phía Nam, vào lối cửa bên hông phía bên tay phải. Giá vé tham quan là 8USD/ người. Khi vào chùa thì phải cởi dép, giày tất ra gửi. Mỗi du khách được phát miễn phí một chai nước và khăn lạnh. Nhiều du khách không biết nên dùng khăn lạnh để lau mặt, tuy nhiên khăn lạnh đó dùng để lau … chân!
Hôm nay là chủ nhật nên người dân Myanmar đến viếng chùa rất đông. Myanmar là đất nước với tôn giáo chính là đạo Phật. Chính vì vậy nên có nhiều ảnh hưởng đến tính cách của con người nơi đây. Và quan niệm của họ rất rõ ràng: nếu đói thì ăn xin chứ không ăn cắp.
Lối lên chánh điện có đoạn phải đi bằng thang máy, có qua một cổng kiểm soát an ninh. Du khách đến tham quan không được mặc quần ngắn, nếu mặc quần ngắn thì sẽ được BQL cho mượn một chiếc Longyi để mặc.
Trong chùa có nhiều nơi để tắm Phật như một lời cầu an.
Cuối tuần nên khách đi lễ Phật rất đông. Đi một lúc thi tôi lọt khỏi đoàn. Sau khi đi ngắm hết một vòng thì tôi xuống trước vì thấy trời đã tối. Trên đường xuống gặp một nhóm khách người Việt, tôi hỏi một chị xin gọi một cuộc điện thoại, chị nhìn tôi e dè và nói không có! Vì không mua sim điện thoại để liên lạc nên khi chờ lâu quá cũng nóng lòng nên tôi tìm đến cổng bảo vệ và múa tay chân để xin gọi điện thoại (họ biết tiếng Anh và tôi biết tiếng …. Hoa). Sau khi vắt cạn từ vựng tiếng Anh hồi còn đi học thì họ cũng hiểu, họ gọi 2 cuộc, đưa tôi gọi 1 cuộc sau hai lần nhưng không liên lạc được với Thầy tôi. Tôi lại lang thang đi ngắm cảnh tiếp, sau hơn 30 phút vẫn chưa thấy đoàn xuống nên lại đi tìm ai đó để nhờ vã. Lần này là một chú thanh niên ngoài cổng gát xe ra vào, chú đưa điện thoại cho tôi gọi và liên lạc được với Thầy tôi. Tôi có cảm ơn và xin lỗi hỏi: tôi trả bao nhiêu tiền, chú ấy cười và no no no một hơi…..Tôi mang ơn điều đó.
Sau khi gặp nhau chúng tôi đi ăn tối một nhà hàng gần đó với hương vị của Trung Quốc. Kết thúc một ngày, chúng tôi chuẩn bị cho sáng hôm sau để đi ra đảo.
Ngày thứ 02: Hành trình đến đảo Gaw Yangyi (Thứ Hai, ngày 18/3)
4h30 đoàn tập trung tại khách sạn để xuất phát đi ra đảo. Theo dự kiến, hành trình từ Yangon đến đảo Gaw Yangyi (Near Nathabu, Pathein, Myanmar ) khoảng 9 tiếng đồng hồ ngồi xe. Tuy nhiên, đường đi có đoạn rất xấu, qua nhiều núi và những con đèo nhỏ, bên cạnh đó xe đưa đoàn đi có vẻ cũ nữa nên hành trình kéo dài thêm 4 tiếng đồng hồ nữa mới đến nơi. Trên đường đi, ghé vào ăn sáng của một quán ăn bên đường. Ở đây phần ăn sáng thường có món cơm chiên và trứng, hầu như ở đâu cũng có. Cafe thì không có đường đi kèm mà thêm một miếng chanh. Khi hỏi anh bạn trong đoàn thì anh ấy bảo uống cafe không có đường, thêm chanh vào để tăng thêm phần tỉnh táo. Làm thử như lời anh ấy nói thì hương vị cafe biến mất chỉ còn vị chua của chanh. Cuối cùng, phải xin thêm đường để uống.
Vì đã ra ngoại thành nên trên đường xe máy nhiều như ở Việt Nam. Vùng nông thôn nên hai bên đường nhà cửa rất là mộc mạc và bình dị, nhà tranh vách gỗ hoặc đất, nhìn không khác vùng quê Việt Nam là bao nhiêu. Qua một hành trình dài, đoàn ghé lại ăn trưa lúc 2h chiều. Họ bán cơm theo dĩa sau khi mình chọn món ăn. Ở quán này có món thịt khỉ! Canh chua (và hầu như canh có vị chua), trong canh chua có phần hoa chuối rừng. Đến đảo, chúng tôi ngồi ghe để qua phía bên kia, lúc đến nơi thủy triều rút nên đi xuống tới mép nước để lên ghe.
Trong khi chờ đợi xe ôm đến để chở chúng tôi đến khu vực ở, đi loanh quanh thấy ở đây có nhiều dừa và cau. Vì đa số người dân ở đây còn ăn trầu nên vị cau là không thể thiếu. Nồi xe ôm khoảng 10 phút thì đoàn đến một khu nhà trọ, dạng như dành cho những người đi du lịch bụi, khám phá. Ở đảo này có vẻ như chưa được du lịch nhòm ngó tới nên chủ yếu là người địa phương.
Đến nơi, nhận phòng xong, đi loanh quanh xem khung cảnh như thế nào, tuy nhiên ai cũng thấm mệt nên không đi xa. Trên đảo, cơ sở vật chất còn thiếu thốn. phòng ở chỉ có quạt treo tường, không có wifi, ban ngày không có điện, ban đêm chạy máy nổ để phát điện. Tuy nhiên, bù lại cách phục vụ của họ rất thân thiện và chu đáo. Tuy là một khu nhà nghỉ đơn sơ nhưng nhân viên (hộ kinh doanh) họ nhiệt tình và tự mang hành lý vào cho từng phòng cho khách trọ. Thái độ lúc nào cũng vui vẻ và cười tươi. Đó là cách mà làm cho người đến cảm thấy ấm áp và hài lòng. Chiều tối đoàn ăn trên bãi biển với món Canh bí, rau trộn như salat, mực xào, tôm, cua sốt cà chua. Đoàn giao lưu và hát karaoke. Đến 12h khuya thì về chuẩn bị đạo cụ để sáng hôm sau tiếp tực ngồi thuyền qua phía bên đảo là đảo núi đá vôi.
6h30 chúng tôi lên tàu đi về hướng tây để qua phía bên kia đảo. Sáng nay có nhiều sương mù bao phủ trên đảo trông huyền bí và mơ mộng.
Ngồi thuyền khoảng 30 phút thì chúng tôi cập đảo, thoạt đầu từ trên tàu nhìn vào đất liền gần giống như bãi Cây Mến của quần đảo Nam Du. Trên đảo chỉ có 02 quán nước phục vụ khách du lịch.
Phong cảnh phía đảo này rất đặc biệt về hình dáng. Những vách đá bên bờ biển cong vút và giống như những con sóng hướng ra phía biển. Từ phía dưới nhìn lên giống như con rắn hổ bành rộng mang ra vút trên trời cao. Kết cấu địa chất đảo gần giống như ở Hang Rái, tuy nhiên mặt đá không sắc nhọn nguy hiểm như Hang Rái.
Từ trong quán nước nhìn ra trước mặt, một hòn đảo nhỏ hình dáng giống như con cóc đang ngồi nhìn về hướng tây trông rất đặc biệt và ngộ ngĩnh.
Cách nướng cá rất khác chúng ta, họ gim những con tôm con cá trong cây tre rồi cắm đứng xung quanh đống than lửa cho chín.
Chưa khảo sát được địa hình trước nên đoàn thê tử chúng tôi gồng gánh nhau vượt thềm đảo để đi tìm vị trí chụp ảnh. Tuy nhiên, sau hơn 1 tiếng đồng hồ bì bõm khuân vác … thì chúng tôi lại quay về quán nước… ăn sáng.
Lúc ban đầu đi thì đi phía dưởi biển, lúc về đuối quá vì bờ đảo đá san hô khó đi lại trơn trượt nên đoàn leo lên đỉnh vách đá để đi cho dễ.
Sau khi ăn sáng xong, đoàn tập trung tác nghiệp trước hang đá bên cạnh quán nước. Các thành viên trong đoàn rất háo hức chờ đợi vì đã trãi qua một hình trình dài cực mệt mỏi.
Thành viên trong đoàn tác nghiệp rất hào hứng và phấn khích quên đi sự mệt mỏi của một hành trình vượt biển. Mỗi khi thay đổi đạo cụ vào tạo dáng, thành viên đều “ồ” lên vị sự thích thú, kết thúc mỗi dáng bao giờ họ cũng nói lời cảm ơn với Thầy và người mẫu.
Tranh thủ lúc nghỉ trưa, tranh thủ đi lang thang để dzớt dát vài tấm ảnh hiện trường của đảo trong cái nắng chang chang.
Buổi chiều, khi thủy triều rút, chúng tôi băng qua biển để leo lên “Con Cóc” thực hiện. Lúc này, có nhiều du khách địa phương đến đảo, họ thấy trang phục và đạo cụ của người mẫu rất lạ nên họ dừng lại xem rất đông và chụp ảnh lưu niệm.
Tuy nhiên, lúc chiều không tính được thủy triều lên rất nhanh, và thành viên rất hăng hái chụp nên chưa chịu về.
Lúc quay về thì thủy triều lên lên tới ngực, đá dưới chân rất trơn nên trong đoàn có nhiều thành viên bị ngã xuống nước và ướt máy ảnh. Chúng tôi lấy chân đèn bắt thành tay vịn để chuyển từng thành viên qua những chổ nước sâu. Khi đi chụp ngoài biển, đây là một kinh nghiệm sống còn về quan sát sự thay đổi tự nhiên. Tại hòn đảo này, thủy triều lên từ khoảng sáng đến 9h trưa, sau đó ruốt xuống đến khoảng 5h chiều và lên trở lại. Chú ý là thủy triều lên rất nhanh chỉ trong chốc lát là đã ngập hết đường đi.
Khi cả đoàn về lại bến an toàn, chúng tôi thu xếp hành lý để quay trở lại đảo. kết thúc một ngày tại đây. Về tới chổ nghỉ, cả đoàn đi tắm biển, về ăn cơm, chuẩn bị tiếp đạo cụ và trang phục cho sáng ngày hôm sau.
Ngày thứ 04: Nàng tiên cá (Thứ Tư, ngày 20/3)
Rút kinh nghiệm việc lên xuống của dòng nước, nên sáng đoàn dậy sớm để đi dọc theo bờ biển băng qua một lối đi để đến vách đá chụp concept nàng tiên cá.
Chụp ở đây đến 10h thì kết thúc. Đoàn về lại nhà nghỉ thu xếp hành lý để một chiếc xe tải nhỏ chở lại qua bên kia sông, TV trong đoàn ngồi xe ôm ra lại bến để ngồi ghe vào lại đất liền, tiếp tục hành trình ngồi xe về lại thành phố. Kết thúc hành trình thực hiện trên đảo “Con Cóc”. Quan sát thấy các TV Myanmar rất nhiệt tình trong công việc, họ sẵn sàng giúp đỡ trong cộng việc, vui vẻ và nhiệt tình, ham học hỏi.
Ngày thứ 05: Khảo sát thực địa (Thứ Năm, ngày 21/3)
Sau một đêm ngon giấc của một cuộc hành trình dài, ăn sáng tại khách sạn xong, nhóm chúng tôi họp lại để Thầy rút kinh nghiệm công việc của từng cá nhân trong đoàn. 10h, BTC đưa chúng tôi đi đến một một công ty chuyên cung cấp phụ kiện cưới và chụp ảnh trong studio như đạo cụ, đèn… Sau khi lựa chọn xong, BTC đưa chúng tôi đến địa điểm tổ chức workshop. Địa điểm tổ chức là phòng triển lãm Mỹ thuật trong Công viên quốc gia Myanmar – đối diện với chùa Vàng Shewdagon. Tại đây Hội nhiếp ảnh Myanmar đang chuẩn bị treo ảnh triển lãm kai mạc vào ngày mai. Sau khi kiểm tra công tác chuẩn bị xong, đoàn đưa chúng tôi đi ăn món Myanmar. Buổi chiều, đoàn đưa chúng tôi đi khảo sát địa điểm ở một công viên để chuẩn bị cho ngày chụp ngoại cảnh. Đây là công viên giống như Thảo cầm viên, có nhiều động vật như bò rừng, hưu, nai, khỉ, hà mã, bồ nông… Tuy nhiên phong cảnh không phù hợp nên không chọn và đường đến nơi này hơi xa.
Trên đường về thành phố, một anh trong BTC mời Thầy và chúng tôi về nhà anh ăn tối. Trong căn nhà cũ, có rất nhiều huy chương về nhiếp ảnh. Thật cảm động khi gia đình anh đã chuẩn bị rất nhiều món ăn để đãi chúng tôi. Trong đó có món hàu, trong phạm vi thành phố Yangon chỉ có hai nơi bán món này, và anh đã đặt trước đó.
Ngày thứ 06: Chiến binh Immaculate Conception Catholic Church
(Thứ Sáu ngày 22/3)
Từ Yangon đoàn chúng tôi đến Immaculate Conception Catholic Church khoảng 30 phút. Đây là một tàn tích cũ của một ngôi nhà thờ do người Bồ Đào Nha xây dựng. Có lẽ đây là một kiến trúc cũ nhất ở Yangon. Những thông tin ở đây bằng tiếng Myanmar nên tôi không tìm hiểu gì thêm được, thông tin trên mạng và các trang du lịch cũng rất ít.
Sau mỗi concept, Thầy đều chia sẽ kinh nghiệm và hướng dẫn, đúc kết công việc
Ngày thứ 08, Hướng dẫn hậu kỳ (Chủ nhật, ngày 24/3)
Ngày nay không có việc để làm nên mình ên đi lang thang thăm chàu, mua đồ lưu niệm; gặp ai nói được tiếng Hoa thì phang như gió, không thì vận động hình thể để giao tiếp.
Ngày thứ 09, Kết thúc hành trình - Chuẩn bị về lại Việt Nam
(Thứ Hai, ngày 25/3).
No Comment